- Tên công nghệ (Quy trình/thiết bị/ sản phẩm): QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LƯỚI TRÊN GIÁ THỂ TỚI KHI THU HOẠCH
- Công nghệ thuộc lĩnh vực: Nông nghiệp
- Công nghệ thuộc nhóm đối tượng nào trong Luật Chuyển giao công nghệ: Khuyến khích chuyển giao
- Xuất xứ công nghệ: Viện Công nghệ sinh học - Đại học Huế
- Tiêu chuẩn/Quy chuẩn của công nghệ:
- Mô tả chi tiết về Công nghệ/Quy trình công nghệ:
+ Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa lưới trên giá thể hữu cơ
+ Các biện pháp canh tác được áp dụng dựa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 – 91:2012/BNNPTNT về “Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống dưa hấu” (Phạm Hồng Cúc,2003). Tại giai đoạn vườn ươm, hạt giống được gieo trên giá thể gồm đất sạch tribat trộn cát thro tỷ lệ 1:1.Hạt được gieo trong cốc nhỏ tưới ẩm và đặt trong vườn có mái che. Tưới phun sương hàng ngày để giữ ẩm cho đất. Khi cây có 2-3 lá thật thì trồng cây sang chậu. Cây được trồng thành hàng đôi (2 hàng/ luống). Khoảng cách giữa chậu với chậu là 40cm, hàng với hàng là 120cm.
+ Tưới nước: Sau trồng cần tưới nước giữ ẩm cho giá thể hai lần/ngày (0,6-0,8 lít/cây tùy điều kiện thời tiết và màu sắc của giá thể). Sau khi cây trồng ổn định với giá thể và bắt đầu sinh trưởng tốt thì tiến hành làm dàn treo cây để nâng đỡ khi ra hoa và treo quả. Khi cây bắt đầu định quả, lượng nước tưới tang lên từ 1,2-1,5 lít/cây, sau khi quả phát triển và chuyển vàng, bắt đầu lên vân lưới thì giảm nước tưới xuống 0,5-0,6 lít/ngày để hạn chế quả hấp thụ nhiều nước dẫn tới nứt quả. Đối với dưa lưới trồng trên giá thể trong chậu thì việc cắt nước không cần thiết mà chỉ giảm dần lượng tưới.
+ Phân bón: Sau khi cây trồng 15 ngày tiến hành bón thúc lần 1 với hàm lượng 50g phân giun quế/1 chậu và 1g NPK dạng hòa tan/1 chậu. Phân bón thúc lần 2 và 3 với liều lượng như trên khi cây bắt đầu ra hoa cái đầu tiên và khi cây định quả. Phân Kali được bón thúc đợt 1 khi cây định quả và đợt 2 sau đó 10 ngày với liều lượng 1g/1 chậu.
+ Thụ phấn và tỉa trái: Tỉa bỏ toàn bộ các nhánh phụ và hoa từ lá gốc đến là thứ 8. Để các hoa cái từ lá thứ 9 và thụ phấn các hoa cái từ nách lá thứ 9 đến 13 (thường thụ phấn 3-4 quả). Sau khi đậu quả ôn định, tiến hành định quả dựa trên tiêu chí quả to, tròn và cân đối. Quả đã chọn cần được bọc túi bọc quả và treo trên dây vững chắc. Tiến hành cắt bỏ các quả còn lại, bấm ngọn và tỉa nụ hoa để dinh dưỡng tập trung nuôi quả. Thu hoạch khi quả bắt đầu vân lưới đều, cuống nứt, trái có mùi thơm và độ ngọt trên 12%.
+ Quản lý sâu bệnh: Sử dụng bẫy dán côn trùng để phòng trừ bọ trĩ và bọ phấn trắng trong suốt chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Phun phòng bệnh cho cây bằng chế phẩm nano đồng và nano bạc hàng thương mại sau khi trồng cây 3-4 ngày và khi cây bắt đầu ra hoa định quả. Ngoài ra không sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật.
- Đã ứng dụng tại: tỉnh Quảng Nam.
- Tác động môi trường: Sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, tái chế chất thải, không tác động đến môi trường.
- Tình trạng phát triển công nghệ: Công nghệ đang được sử dụng rộng rãi.
- Công nghệ đã đăng ký quyền Sở hữu trí tuệ: Chưa
- Ước tính giá công nghệ: 50 triệu đồng
- Đơn vị muốn cung cấp công nghệ: Có
- Hình thức chuyển giao: Chuyển giao công nghệ độc lập.
- Một số hợp đồng mà cá nhân/doanh nghiệp nhận chuyển giao trong các năm gần đây (2016 - 2021):
STT
|
Tên đối tác
|
Thiết bị - công nghệ chuyển giao
|
Giá bán (VNĐ)
|
1
|
Trung tâm Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam
|
Quy trình sản xuất giá thể trồng dưa lưới từ phụ phẩm nông nghiệp (bã thải nấm)
|
30.000.000
|
Hướng dẫn trồng và chăm sóc dưa lưới trên giá thể tới khi thu hoạch
|
30.000.000
|
- Nhà nước cần bổ sung các cơ chế chính sách gì để thúc đẩy việc phát triển các tổ chức dịch vụ đánh giá, định giá và môi giới chuyển giao: Cần có những quy định chặt chẽ về việc chuyển giao, định giá trước chuyển giao đảm bảo rằng việc định giá các quy trình/mô hình đúng giá trị.
- Tên đơn vị: Viện Công nghệ sinh học - Đại học Huế
- Địa chỉ: Tỉnh lộ 10, phường Phú Thượng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Số điện thoại: 0914.207.992