QUY TRÌNH TRỒNG GIỐNG GỪNG HUẾ
Ngày cập nhật 03/12/2021

THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CÔNG NGHỆ/THIẾT BỊ 

- Tên công nghệ (Quy trình/thiết bị/ sản phẩm): QUY TRÌNH TRỒNG GIỐNG GỪNG HUẾ 

- Công nghệ thuộc lĩnh vực: Nông nghiệp

- Công nghệ thuộc nhóm đối tượng nào trong Luật Chuyển giao công nghệ: Khuyến khích chuyển giao 

- Xuất xứ công nghệ: Quy trình đã được nghiệm thu ở cấp cơ sở.

- Tiêu chuẩn/Quy chuẩn của công nghệ: 

- Nguyên liệu

+ Củ gừng giống thu được sau 8 tháng trồng, chọn củ to đều, khối lượng > 1,0kg/khóm.

- Chọn đất trồng gừng

+ Cây gừng cần đất tương đối tốt, tầng đất dày, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, tốt nhất là đất thịt, không ưa đất cát và đất sét. Đất có hàm lượng mùn cao rất thích hợp cho trồng gừng.

- Thời vụ trồng

+ Thời vụ trồng gừng từ tháng 8 dương lịch ( tháng 7 âm lịch) khi có mưa giông, độ ẩm không khí cao.

- Chọn giống, bảo quản và chuẩn bị giống trước khi trồng

+ Chọn củ giống: củ giống được trồng là gừng địa phương gồm gừng có xuất xứ từ Thủy Biểu và gừng ở Hương Thọ.

+ Bảo quản và ủ củ gừng: Chọn củ gừng đạt tiêu chuẩn, không sâu bệnh, dập nát. Trải lớp bạt nilong để trải nền, sau đó rải lớp cát ẩm lên phía trên. Rảicm lên một lớp gừng dày 20cm rồi rải lên một lớp cát khô phủ kín gừng dày 5-7. Cứ tiếp tục như vậy một lớp gừng đến một lớp cát. Trên cùng lại phủ bạt che lại. Thời gian bảo quản: Từ tháng 2 dương lịch (hay tháng 1 âm lịch) đến lúc trồng. Trên củ giống nhú lên các mắc mầm khoảng 1-2cm.

+ Chuẩn bị giống: Chọn củ gừng già ( > 8  tháng tuổi), sạch bệnh, bẻ hoặc cắt đoạn củ (củ) khối lượng 40g/củ (dài 3-5cm), 1 kg gừng giống cho 25 củ giống, trên mỗi củ phải có ít nhất 1 mắt mầm. Giống cần được xử lý với chế phẩm Trichoderma : Streptomyces (Hương Thọ) hoặc 100% Trichoderma (Thủy Biều) với lượng 20 kg chế phẩm/ha để phòng và diệt nấm bệnh.

- Chuẩn bị đất

+ Đất trồng gừng không được trồng chuyên canh, mà phải trồng luân canh hoặc xen canh với các loại cây trồng khác. Đất trồng được vệ sinh, cày sâu ít nhất là 30 cm, cày bừa cẩn thận và đập tơi xốp; sau đó tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ MK7, bón cho 1 ha trồng gừng cần 2 tấn phân hữu cơ MK7 và 1,5 tấn vôi bột; rồi lên luống cao 30cm, bề rộng luống 1,5m, sang phẳng mặt luống và đào rãnh thoát nước.

- Mật độ trồng

+ Trên mỗi luống trồng thành 2 hàng, cây cách cây 40cm, hàng cách hàng 40cm, luống cách luống khoangr50cm.

- Kỹ thuật trồng

+ Sau khi đào hố ủ phân, tiến hành trồng, củ (40g) đã chấm chế phẩm kết hợp Trichoderma : Streptomyces (Hương Thọ) hoặc 100% Trichoderma (Thủy Biều), đặt giống sâu 5-10cm mắt mầm hướng lên hoặc hướng ngang  theo hướng có nhiều mắt mầm, tránh để tiếp xúc tốt với củ, sau đó phủ đất mịn cho bằng mặt luống.

- Phân bón

+ Phân bón sử dụng cho 1 ha trồng gừng cần 2 tấn phân hữu cơ vi sinh MK7 1,5 tấn vôi bột và 0,14 14 tấn/ha; được chia làm 4 lần bón như sau:

+ Bón lót: toàn bộ vôi và bón lót bằng phân hữu cơ MK7 (2 tấn/ha)

+ Bón thúc: phân NPK (16-16-8) với lượng dung 0,14 tấn/ha, chia làm 3 đợt, mõi đợt 1/3 lượng phân

- Mô tả chi tiết về Công nghệ/Quy trình công nghệ:

- Đã ứng dụng tại: HTX Thuỷ Biều và thôn La Khê Trẹm, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Tác động môi trường: Sản xuất sạch hơn.

- Tình trạng phát triển công nghệ: Sản xuất thử.

- Công nghệ đã đăng ký quyền Sở hữu trí tuệ: Chưa

- Ước tính giá công nghệ: 150 triệu đồng

- Đơn vị muốn cung cấp công nghệ: Có

- Hình thức chuyển giao: Chuyển giao công nghệ độc lập.

- Nhà nước cần bổ sung các cơ chế chính sách gì để thúc đẩy việc phát triển các tổ chức dịch vụ đánh giá, định giá và môi giới chuyển giao: Có chính sách hỗ trợ môi giới chuyển giao công nghệ phù hợp.

- Tên đơn vị: Đại học Khoa học, Đại học Huế

- Địa chỉ: 77 Nguyễn Huệ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Số điện thoại: 0978.939.467

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần 5.525
Truy cập trong tháng 18.266
Truy cập trong năm 565.042
Truy cập tổng 857.165
Truy cập hiện tại 72